Hãy mạnh dan để trẻ em làm việc nhà, không chiều chuộng bênh con quá mức.. là điều mà bố mẹ áp dụng được tính rèn tự lập của con.
Có nhiều bố mẹ toàn dành hết phần làm việc của con theo câu cửa miệng ” để đó mẹ làm”, ” để bố giúp”, ” để bà làm”.. gây ngạc nhiên người nước ngoài thấy cảnh chăm sóc con người Việt hiện nay. Cảnh một đứa trẻ phải có người đẩy xe, pha trò để đút cho con ăn. Sao Việt Nam phụ nữ nuôi con khổ quá vậy.
Đó cũng là hệ quả làm đau đầu người làm tư vấn tâm lý
- Khi trẻ vấp ngã, đừng vội ôm lấy con, đổ lỗi cho những thứ vô tri vô giác khác
Khi con không may vấp ngã đừng khuyến khích con, đổ lỗi vào bàn, ghế cho chừa, cho hả giận. Thay vào đấy hãy trấn an bé, không may bé bị thương thì giúp bé còn bé không sao động viên bé đứng lên, cho bé biết là do mình không cẩn thận, không chịu quan sát kĩ nên va phải bàn ghếchứ đâu có chạy khỏi vị trí để ngáng chân bé.
- Tập cho bé làm những việc nhỏ, càng sớm càng tốt.
Từng gặp một cặp vợ chồng làm hướng dẫn viên du lịch quốc tế để con gái 1,5 tuổi ngồi ăn trưa với mọi người. Nhiều người thắc mắc hỏi : “Sao chị lại để con tập ăn một mình, sao không giúp nó?”. Họ gọi thức ăn đủ mềm là an toàn cho bé. Bé được tập sớm nên vô cùng hứng thú, dùng tay thức ăn, ăn no sau bữa ăn.
Làm việc nhà tưởng như đơn giản nhưng không phải bạn nào cũng làm được, trong nhà có mấy bạn sinh viên cùng ở chung, hai bạn nam thì không biết rửa bát, nấu cơm, dọn nhà… gối cả năm không giặt đấy là lý do hai bạn thường bị mọi người xung quanh trong phòng rầy la chuyện ăn uống, nhà cửa. Tìm hiểu biết được hai bạn này ở nhà có bố mẹ làm hộ hết.
- Dạy bé biết giúp đỡ, biết chia sẻ.
Bác Hồ thường dạy người nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình, khi bố mẹ nấu ăn cơm có thể phụ giúp như nhặt rau, cất đồ, bố mẹ nấu cơm thì con xới bát, so đũa,.. bố mẹ dọn nhà con có thể lau bàn…
Ở Việt Nam có 10 nhà thì đến 8 nhà người lớn đều làm hết, trẻ còn dù có ý định động tay vào thì bị ngăn. Ngoài ra con cái không làm, lao động kiếm tiền thì cha mẹ dạy con biết giúp đỡ, sẻ chia cùng người lớn bằng cách tiết kiệm tiền nước, điện, đồ chơi, giữ gìn đồ dùng học tập, giày dép, quần áo… Với những việc nhỏ xíu thì tích tiểu thành đại. Con trưởng thành, con sẽ khác với những đứa được bao bọc khác.